Thổ Nhĩ Kỳ Khái quát quốc gia

I- KHÁI QUÁT
Vị trí địa lý: nằm giữa châu Á và châu Âu, phần lớn lãnh thổ thuộc châu Á. Bắc giáp Hắc Hải, Đông Bắc giáp Armenia, Grudia, Đông giáp Iran, Nam giáp Iraq và Syria, Tây Nam giáp Địa Trung Hải, Tây Bắc giáp Hy Lạp và Bulgaria.
Khí hậu: Mùa đông lạnh, có tuyết nhiều tháng. Mùa hè ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 20°C.
Dân số:người Thổ chiếm 80% dân số, người Kurd chiếm 17 %, ngoài ra còn có người Arab, Grudia, Armenia, Hy Lạp...
Tôn giáo: 99.8% dân số theo đạo Hồi, ngoài ra còn có tín đồ Thiên chúa giáo, Bahai và Do Thái.
Ngôn ngữ: tiếng Thổ, Kurd, Arabic, Hy Lạp.
Đơn vị tiền tệ: Lira ( tỷ giá hối đoái: 1 USD = 1.507.230 lira – 2003)

II- LỊCH SỬ
Thổ là nước có nền văn minh lâu đời (từ hơn 2000 năm trước CN). Từ 1200 năm trước CN, Thổ bị Hy Lạp, La Mã đô hộ. Từ thế kỷ VII - XIII, Thổ bị đế quốc Arab thôn tính và truyền bá đạo Hồi. Từ thế kỷ XIV, Thổ trở thành một đế quốc phong kiến cường thịnh (đế chế Ottoman), thôn tính phần lớn Trung Đông, Bắc Phi và đô hộ khu vực này cho đến đầu thế kỷ XX. Sau Chiến tranh thế giới I, đế chế Ottoman bị các nước thắng trận Anh, Pháp, Hy Lạp chia cắt và chiếm đóng.
Năm 1919, Mustafa Kamal lãnh đạo nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đứng lên chống lại chế độ phong kiến và quân chiếm đóng nước ngoài dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ (29/10/1923), chấm dứt sự tồn tại hơn 600 năm của đế chế Ottoman.
Trong chiến tranh thế giới II, Thổ tham gia vào phe Đồng minh chống phát xít và là một trong những thành viên sáng lập LHQ. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Thổ thi hành chính sách thân Mỹ, tham gia vào cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và gia nhập vào khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương-NATO (1952).