Ấn Độ Khái quát quốc gia

- Đặc điểm địa lý: Thuộc khu vực Nam Á, phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Bu-tan. Phía Đông Bắc giáp Miến Điện, Băng-la-đét. Phía Tây Bắc giáp Pa-ki-stan và Af-gha-ni-stan. Phía Tây, Đông và Nam là Ấn Độ dương bao bọc. Ấn Độ có khoảng 14,000 km đường biên giới đất liền và 5.700 km bờ biển.
- Diện tích: 3.287.800 km2 (lớn thứ 7 thế giới).
- Ngày Độc lập: 15 tháng 8 năm 1947.
- Ngày Cộng hoà (Quốc khánh): 26 tháng 1 năm 1950.
- Tôn giáo: Ấn Độ không có quốc đạo. Hiến pháp Ấn Độ quy định tự do tín ngưỡng, bình đẳng giữa các tôn giáo. Có sáu tôn giáo chính là : Ấn Độ giáo trên 80% dân số, Hồi giáo: 13%, Thiên chúa giáo: 2%, Đạo Sikh: 2%, Đạo Thiền (Jainism): 1%, Phật giáo: 0,75 %.
- Ngôn ngữ: Mười chín thứ tiếng được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính. Tiếng Hindi là ngôn ngữ chính thức làm việc của Nhà nước liên bang và được gần 40% dân số sử dụng. Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp, được sử dụng rộng rãi.
- Đơn vị tiền tệ: Rupi; Tỉ giá hối đoái: 1USD = 44,55 Rs. (7/2006).

II. Lịch sử phát triển:
Ấn Độ có trên 5000 năm lịch sử, là một trong những cái nôi văn minh của loài người. Triều đại Ashoka (273-323 sau công nguyên) là thời kỳ hưng thịnh nhất của lịch sử cổ đại Ấn Độ, lãnh thổ Ấn được mở rộng gần như ngày nay. Đến thế kỷ 11, người Hồi giáo tràn vào Ấn Độ. Cuối thế kỷ 14, quân Nguyên chiếm hầu hết các vương quốc ở phía Bắc Ấn Độ. Từ cuối thế kỷ 15, người Châu Âu bắt đầu đến Ấn Độ. Đầu tiên là Bồ Đào Nha, đặt trung tâm tại Goa, tiếp đến là Hà Lan đặt một số cơ sở thương mại tại Ấn Độ, sau đó là Pháp và Anh. Năm 1858, Anh chiếm toàn bộ tiểu lục địa Ấn Độ.
Năm 1885, Đảng Quốc gia Đại hội Ấn Độ (gọi tắt là Quốc Đại) được thành lập và lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ. Thực dân Anh đã trao trả độc lập cho Ấn Độ ngày 15/8/1947. Ngày 26 tháng 1 năm 1950, Ấn Độ tuyên bố thành lập nước Cộng hoà.