Singapore Khái quát quốc gia

- Vị trí địa lý: nằm ở cực Nam Bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Ma-lai-xi-a, Đông – Nam giáp In-đô-nê-xia, nằm giáp eo biển Ma-lắc-ca, trên đường từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương.
- Diện tích: 692,7 km2, gồm 54 đảo, trong đó có 20 đảo có người ở; 1,9% diện tích đã được canh tác; 4,5% diện tích là rừng.
- Khí hậu: nhiệt đới, nóng, nhiệt độ tương đối thất thường, độ ẩm cao và lượng mưa nhiều do vị trí của đảo nằm ngoài hải dương và gần đường xích đạo. Nhiệt độ trung bình: 26,70C, độ ẩm trung bình: 84,4%, lượng mưa trung bình trong năm: 2,359 mm.
- Địa hình: thấp, cao nguyên nhấp nhô trong đó có phần lưu vực và những khu bảo tồn thiên nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên: cá, cảng nước sâu.
- Cơ cấu dân số: người Trung Quốc – 78,6 %, người Malay – 13,9 %, người Ấn Độ - 7,9 % và một số dân tộc khác chiếm 1,4 %.
- Tôn giáo: Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Thiên Chúa giáo, Đạo Sikh và Đạo Hồi.
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và tiếng Tamil (Nam Ấn Độ), trong đó tiếng Mã được coi là quốc ngữ.


II.Lịch sử phát triển:
- Trong lịch sử, Xinh-ga-po đã bị nhiều đế quốc đô hộ: Bồ Đào Nha (đầu thế kỷ 16 đến cuối thế kỷ 17); Hà Lan (đầu thế kỷ 17 đến 1819); năm 1819 Anh giành lại quyền khai thác Xinh-ga-po. Từ 1824, Xinh-ga-po trở thành thuộc địa của Anh. Từ đó, Anh dùng Xinh-ga-po làm cửa biển buôn bán, chuyển khẩu quan trọng ở Viễn Đông và là căn cứ quân sự chủ yếu của Anh ở Đông Nam Á. Nhật Bản chiếm đóng Xinh-ga-po từ 1942 đến 1945. Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Anh trở lại chiếm Xinh-ga-po. Trước phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Xinh-ga-po, nhà đương cục Anh sau ba lần đàm phán với đại diện các chính đảng của Xinh-ga-po đã phải đồng ý cho Xinh-ga-po thành lập bang tự trị ngày 03/6/1959. Tuy nhiên, Xinh-ga-po chỉ được tự trị về đối nội, còn Anh vẫn nắm giữ các hoạt động về quốc phòng và ngoại giao.
- Ngày 16/9/1963, Xinh-ga-po gia nhập liên bang Ma-lai-xi-a.
- Ngày 09/8/1965, Xinh-ga-po tách khỏi Ma-lai-xi-a và thành lập nước Cộng hoà độc lập.
- Ngày 21/9/1965, Xinh-ga-po gia nhập Liên Hiệp quốc.