Myanmar Khái quát quốc gia

- Vị trí địa lý: Mi-an-ma nằm ở Đông Nam Á, có tọa độ từ 09 độ 32 phút đến 28 độ 31 phút vĩ Bắc và 92 độ 15 phút đến 101 độ 11 phút kinh Đông. Có biên giới chung với Trung Quốc (2.171 Km), Lào (240 Km), Thái Lan (1.788 Km), Ấn Độ (1.454Km), Băng-la-đét (320 Km) và bờ biển dài 2.276 Km;
-Dân tộc: Gồm 135 dân tộc và bộ tộc, đông nhất là người Ba-ma chiếm 68%, người San chiếm 9%, người Karen (Kayin) chiếm 6%;
- Tôn giáo: Đạo Phật (chiếm 89,4%), Hồi giáo (4%), Thiên chúa giáo (2%), ấn độ giáo (4%) và các tôn giáo khác.

II - Lịch sử:
1/ Thời kỳ thực dân:
- Tháng 1/1824, Anh bắt đầu xâm nhập Mi-an-ma và sau 3 lần tiến hành chiến tranh (1824, 1825 và 1885), Anh đã thôn tính hoàn toàn Mi-an-ma vào năm 1886.
- Trong Đại chiến Thế giới lần thứ II, phát xít Nhật chiếm đóng Mi-an-ma.
- 17/5/1945, Anh với danh nghĩa quân đồng minh quay lại thống trị Mi-an-ma.
- Ngày 4/ 1/1948, Anh trao trả độc lập hoàn toàn cho Mi-an-ma.
2/ Thời kỳ sau độc lập:
- Từ khi giành được độc lập (1948) đến năm 1962, Mi-an-ma là nhà nước Liên bang theo chế độ dân chủ đại nghị. Tháng 3/1962, Đại tướng Ne Win làm đảo chính quân sự, thành lập Hội đồng Cách mạng, tuyên bố xóa bỏ Hiến pháp, giải tán Quốc hội và các tổ chức đảng phái chính trị, quốc hữu hoá toàn bộ các cơ sở kinh tế, ngân hàng. Với chính sách đóng cửa trong 26 năm cầm quyền của Đảng Cương lĩnh Xã hội chủ nghĩa Miến điện do tướng Ne Win đứng đầu, đã đưa đất nước vào con đường bế tắc.
- Cuộc khủng hoảng chính trị năm 1988 có nguy cơ đẩy đất nước đến bờ vực thẳm và ngày 18/9/1988, lực lượng quân đội do Đại tướng Saw Maung làm đảo chính và thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Pháp luật Quốc gia (SLORC), giải tán Quốc hội và tuyên bố sẽ tổ chức Tổng tuyển cử vào năm 1990.
- Ngày 27/5/1990, Tổng tuyển cử đa đảng được tiến hành. Kết quả, Liên minh Dân tộc Dân chủ (NLD) giành được 396 trong tổng số 485 ghế Quốc hội (chiếm 82%), giới quân sự thất bại trong cuộc tuyển cử. Do đó chính quyền quân sự cho rằng Quốc hội được bầu chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là soạn thảo Hiến pháp mới.
- Tháng 4/1992, Thống tướng Than Shwe lên thay Saw Maung (về hưu) nắm chức Chủ tịch SLORC kiêm Thủ tướng Chính phủ. Tháng 11/1997, Hội đồng Hòa bình và Phát triển Quốc gia (SPDC) được thành lập thay thế SLORC, Thống tướng Than Shwe làm Chủ tịch kiêm Thủ tướng Chính phủ và tiến hành cải tổ đưa nhiều nhân vật dân sự vào nội các mới. Tháng 8/2003, Chính quyền Mi-an-ma tiến hành cải tổ nội các với việc bổ nhiệm Đại tướng Khin Nhun (Bí 1 SPDC, nhân vật cao cấp thứ 3 ở Mi-an-ma sau Thống tứơng Than Suề và Phó Thống tướng Maung Aye) lên làm Thủ tướng Chính phủ thay Thống tướng Than Suề (Thống tướng Than Suề vẫn giữ chức Chủ tịch SPDC và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang).